IFC – Phát triển khoá đào tạo quản lý tài chính cho nông dân và doanh nghiệp vi mô
IFC – Phát triển khoá đào tạo quản lý tài chính cho nông dân và doanh nghiệp vi mô
LearnSmart nhận đặt hàng của IFC (Văn phòng tại Warshington DC) thiết kế 02 khoá đào tạo cho nông dân và doanh nghiệp vi mô của Sri Lanka (02 ngày/ khoá), bao gồm việc thử nghiệm giảng dạy và chuyển giao toàn bộ tài liệu. Yêu cầu ban đầu rất đơn giản: địa phương hoá nội dung đào tạo dựa trên các khoá học sẵn có của Business Edge – IFC. Học viên mục tiêu của chương trình là khách hàng của Ngân hàng cho người nghèo …. (Microfinace Institude) tại Sri Lanka – đối tác của IFC.
Dự án gồm nhiều phía tham gia và mong đợi của họ rất khác nhau! Khi tiếp xúc với học viên mục tiêu là những nông dân (nhóm doanh nghiệp vi mô thực chất cũng là nông dân nhưng có tham gia kinh doanh nhỏ) thì nhu cầu đào tạo được xác định cũng rất khác so với yêu cầu ban đầu. LearnSmart đã thu thập tất cả các thông tin và đề nghị một chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp với thực trạng của người học và mong đợi của các bên. Cuối cùng, một nội dung đào tạo hoàn toàn khác biệt với yêu cầu ban đầu đã được các bên chấp nhận.
Dự án kéo dài khoảng 4 tháng, với những buổi làm việc tại văn phòng của LeanSmart, làm việc từ xa và làm việc tại địa phương. Khoá học được chuyển giao và giảng dạy thành công bởi các giảng viên người địa phương với kết quả đánh giá cao của học viên.
Ngoài thành công về sản phẩm, dự án cũng mang đến cho nhóm thực hiện những kinh nghiệm quý báu khi việc với nhiều bên khác nhau và cả cảm xúc, trải nghiệm thú vị. LearnSmart luôn nỗ lực để các sản phẩm đào tạo của mình phù hợp với nhu cầu học viên, nên việc xác định và mô tả chính xác ai là học viên mục tiêu của khoá học được chúng tôi coi trọng và tìm hiểu thật kỹ. Trước kỳ làm việc tại các làng, nhóm dự án của các bên tưởng như đã cùng thống nhất công cụ “Quản lý tài chính” dù rất đơn giản và chỉ hữu ích với những nông dân có mức độ kinh tế phát triển nhất định (nếu không sẽ là “dùng dao mổ bò để giết gà”). Tuy nhiên, tại làng, trong khi chúng tôi rất hào hứng tìm hiểu nhu cầu đào tạo của hộ nông dân đầu tiên, câu trả lời về nguồn thu nhập chính của gia đình là: “Sữa từ 2 con bò cái. Nhưng một con vừa bị chết, con còn lại cũng đã già chỉ còn cho khoảng 2 lít mỗi ngày” (!) – Rất khác với mong đợi của chúng tôi là một hộ gia đình phải có trang trại nông nghiệp mức độ từ nhỏ đến vừa. Một hộ gia đình trồng nấm khác, có diện tích nền nhà trồng nấm chỉ vỏn vẹn 3-4 mét vuông, và họ phải chạy ăn từng bữa từ bằng cách làm việc lặt vặt cho người làng…
Sau 4 ngày làm việc cật lực ở các làng ở các vùng xa khác nhau, trở về Colombo, chúng tôi đã thảo luận và mô tả rõ ràng về học viên mục tiêucủa chương trình. Điều này nhằm đảm bảo chiêusinh đúng đối tượng khi khoá học được triển khai. Đóng góp thành công cho dự án có nhiều yếu tố, đặc biệt sự hợp tác và nỗ lực giữa các bên, nhưng không thể không kể đến việc tham gia tích cực của học viên đúng đối tượng khi họ đến với những lớp học thử nghiệm.