Các chức năng cần thiết của Trung tâm đào tạo
Các chức năng cần thiết của giáo trình đào tạo
Bạn được giao nhiệm vụ phụ trách Trung tâm/bộ phận đào tạo của doanh nghiệp nhưng bạn đang băn khoăn không biết giáo trình đào tạo cần những trụ cột năng lực gì. Sau đây sẽ là sự mô tả 6 năng lực cốt lõi của một Trung tâm/bộ phận Đào tạo. Tùy theo chức năng và qui mô của Trung tâm, bạn có thể quyết định nên tập trung xây dựng những năng lực nào trước tiên.
Năng lực Đánh giá kết quả đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo cung cấp những thông tin để đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo, nhằm khắc phục các sai sót và cải tiến. Mặt khác, đánh giá dựa trên những mục tiêu cụ thể và gắn với các kết quả, sẽ tạo ra động lực tốt cho việc học hỏi và ứng dụng, cải thiện hiệu quả công việc.
Nội dung đánh giá có thể bao gồm:
- Giáo trình đào tạo: năng lực, kỹ năng và kết quả công việc có tốt không, tại sao
- Việc phân tích nhu cầu đào tạo: có chính xác không, tại sao?
- Thiết kế đào tạo có phù hợp không, tại sao?
- Thực hiện đào tạo có tốt không, có đúng theo thiết kế không, tại sao?
Việc đánh giá kết quả đào tạo cũng đồng thời xem xét cả việc thực hiện các cải tiến khác có liên quan đã được chỉ ra trong quá trình phân tích nhu cầu đào tạo, để đánh giá chính xác hơn quá trình đào tạo.
Năng lực Phân tích nhu cầu đào tạo
Phân tích nhu cầu đào tạo nhằm đánh giá thực trạng năng lực và kết quả công việc của nhân viên so với những mục tiêu được đặt ra cho họ. Mục tiêu này có thể mang tính dài hạn hoặc cụ thể trên từng công việc.
Từ đó, tiến hành phân tích một cách hệ thống để tìm ra những nhân tố tác động tới kết quả công việc của nhân viên. Kết quả của việc phân tích nhu cầu đào tạo là các báo cáo, trong đó chỉ ra những nội dung đào tạo phải thực hiện, các kết quả đào tạo phải đạt tới, và những cải tiến khác phải thực hiện song song để phát huy một cách tốt nhất những kết quả mà đào tạo đã mang lại.
Phân tích nhu cầu có thể ở cả góc độ chiến lược và tác nghiệp. Kết quả phân tích nhu cầu đào tạo một cách chiến lược là các chương trình đào tạo dài hạn gồm nhiều module liên kết với nhau. Kết quả phân tích nhu cầu đào tạo có tính tác nghiệp thường dẫn tới những khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn.
Trung tâm/bộ phận đào tạo phải có khả năng hoạch định và điều phối các chuyên gia nội bộ thực hiện phân tích, xác định chính xác nhu cầu cho những chương trình đào tạo nội bộ. Được trang bị năng lực phân tích nhu cầu, Trung tâm/bộ phận đào tạo còn có khả năng đánh giá kết quả phân tích của đối tác cho cho những chương trình đào tạo thuê ngòai xem có thỏa đáng không.
Năng lực Thiết kế giáo trình đào tạo
Dựa trên cơ sở khoa học về hành vi học tập của người lớn và các mô hình tiên tiến về giáo trình đào tạo, căn cứ vào các thông tin phân tích nhu cầu đào tạo và khả năng thực tế của Doanh nghiệp, những đặc tính của học viên, việc thiết kế giáo trình đào tạo tập trung vào việc lập kế hoạch, lập trình cho quá trình đào tạo, sao cho khi thực hiện đúng chương trình, kế hoạch đó thì kết quả đạt được phải thỏa mãn mục tiêu đã đặt ra.
Tất cả các mục tiêu đào tạo đều được diễn giải thành các kết quả (learning points) về tri thức, kỹ năng, năng lực hoặc kết quả công việc cụ thể. Để đạt tới kết quả đó, các nội dung đào tạo được cụ thể hóa thành các hoạt động (hoạt động cho giảng viên, hoạt động cho học viên…).
Học viên và giảng viên, người hướng dẫn… phải thực hiện theo vai đã hoạch định cho mình. Với một thiết kế khoa học và chặt chẽ, các công cụ đầy đủ, thực thi đúng, kết quả đào tạo đạt được sẽ là một sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹ năng và kết quả công việc của học viên.
Thiết kế giáo trình đào tạo theo hướng tiếp cận khoa học giúp kết quả đào tạo trên thực tế không phụ thuộc nhiều vào cá tính hay năng lực của cá nhân học viên /giảng viên, mà luôn đảm bảo đạt các mục tiêu và đạt được sự nhất quán ở một mức độ cao.
Trung tâm/bộ phận đào tạo phải là đầu mối tổ chức giáo trình đào tạo, huy động các nguồn lực nội bộ phù hợp và quản lý quá trình thiết kế, quản lý chất lượng đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp thỏa mãn ý định thiết kế nêu trên.